Doanh nghiệp sản xuất và bài toán nguồn điện – Chuyển đổi để hướng đến tương lai

giangnguyen 07/08/2023

Doanh nghiệp sản xuất và bài toán nguồn điện – Việt Nam đang được coi là “công xưởng thế giới” trong tương lai gần, nhờ vào sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất. Điều này đã được chứng minh bằng việc ngày càng nhiều thương hiệu hàng đầu trên thế giới quan tâm và có kế hoạch đặt nhà máy  tại Việt Nam, nhằm tận dụng những ưu thế trong lĩnh vực sản xuất.

Các ưu thế sản xuất của Việt Nam bao gồm lực lượng lao động trẻ tuổi, có kỹ năng và đào tạo tốt, cùng với mức chi phí lao động cạnh tranh so với nhiều quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ và khuyến khích đầu tư vào ngành sản xuất, từ việc cắt giảm các quy định tồn tại trước đây đến việc cải thiện hạ tầng và giải quyết vấn đề thị trường lao động.

Doanh nghiệp sản xuất và “chuỗi khó khăn”

Tuy nhiên gần đây, các doanh nghiệp sản xuất đang đối mặt với tình trạng mất ổn định nguồn điện và lịch cắt điện liên tục, đặc biệt là ở khu vực miền Bắc trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 6/2023, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Các vấn đề này có nguyên nhân chủ yếu từ hai yếu tố chính: biến đổi khí hậu và sự cố xảy ra tại một số nhà máy nhiệt điện than. Biến đổi khí hậu đã tạo ra môi trường thời tiết không ổn định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của các nhà máy thuỷ điện. Thời tiết không đều đặn, mưa lớn hoặc hạn hán có thể làm tăng mức nước trong các đập, gây ra tình trạng quá tải hoặc thiếu nước, từ đó ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất điện. Sự cố xảy ra tại một số nhà máy nhiệt điện than nhiều năm trở lại đây cũng gây mất công suất  nguồn điện ở khu vực phía Bắc . Những yếu tố này tạo ra khó khăn trong việc đảm bảo cung cấp điện ổn định cho người dân và doanh nghiệp, đồng thời cản trở hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp. Điều này khiến cho việc tìm kiếm giải pháp để ổn định nguồn điện trở nên khẩn cấp và cần thiết hơn bao giờ hết.

Thuỷ điện thiếu nước dẫn đến không đủ công suất

Thuỷ điện Hoà Bình đóng các tổ máy do thiếu nước

Khó khăn chồng khó khăn khi mà hoạt động sản xuất đã không ổn định do nguồn cung năng lượng, các doanh nghiệp còn phải chịu cảnh “không có đơn hàng” hoặc lượng đặt hàng giảm đột ngột sinh ra hàng tá vấn đề trong việc kiểm soát chi phí và bài toán nhân công. Tình hình lạm phát thế giới và chiến sự căng thẳng ở Châu Âu đã tác động đáng kể đến hoạt động xuất khẩu và sản xuất, khiến lượng đơn hàng từ các thị trường chính như Hoa Kỳ và EU giảm mạnh. Việc giảm đột ngột lượng đơn hàng này đòi hỏi các nhà sản xuất phải đối mặt với thách thức về doanh số bán hàng và thu nhập.

Thay đổi cho dài hạn

Mặc dù thách thức là vậy nhưng đối với những doanh nghiệp nhạy bén, đây cũng là cơ hội để họ tìm kiếm các giải pháp sáng tạo và chuyển đổi để thích ứng với tình hình khó khăn trên. Giai đoạn này có thể được xem như là một khoảng lặng cho các doanh ngiệp sản xuất để tập trung vào nâng cao năng suất và hiệu quả, tối ưu hóa quy trình và tìm kiếm các nguồn lực bền vững. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm và đầu tư vào việc đảm bảo ổn định nguồn cung cấp năng lượng. Việc sử dụng nguồn năng lượng bền vững như năng lượng mặt trời trên mái  sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến môi trường và tránh bị phụ thuộc vào giá cả mang tính “thị trường” của năng lượng truyền thống.

Doanh ngiệp sản xuất chuyển đổi sang năng lượng mặt trời trên mái

Doanh nghiệp sản xuất chuyển đổi sang năng lượng mặt trời trên mái

Xem thêm: Quy hoạch điện VII: Ưu tiên phát triển mạnh nguồn năng lượng tái tạo

Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời trên mái là một giải pháp bền vững và mang lại nhiều lợi ích so với việc sử dụng các nguồn phát dự phòng tạm thời bằng xăng dầu thiếu ổn định và không thân thiện với môi trường. Trước tiên, việc lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời trên mái cho phép các xưởng sản xuất tiết kiệm hoá đơn điện rõ rệt và giảm chi phí điện hàng tháng. Hệ thống năng lượng mặt trời trên mái không đòi hỏi chi phí liên tục sau khi hệ thống đã được lắp đặt (ngoài việc vệ sinh tấm pin định kỳ để đảm bảo hiệu suất). Trong khi đó, việc sử dụng các nguồn phát dự phòng bằng xăng dầu khiến doanh nghiệp bị phụ thuộc vào giá xăng dầu trên thị trường. Ngoài ra, việc sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời là một lựa chọn thân thiện với môi trường bởi nguồn này góp phần cắt giảm khí thải CO2 giúp doanh nghiệp hưởng lợi từ các chứng nhận sản xuất xanh. Trong khi đó, việc sử dụng các nguồn phát dự phòng bằng xăng dầu đóng góp vào việc gia tăng khí thải CO2 và ô nhiễm môi trường.

Hơn 20 năm thành công trong lĩnh vực điện năng lượng mặt trời, Tona Syntegra Solar (TSS) vinh dự là đối tác đáng tin cậy cho các chủ đầu tư và doanh nghiệp muốn đầu tư chuyển đổi sử dụng điện năng lượng mặt trời trên mái. Với đội ngũ chuyên gia đầy kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án điện năng lượng mặt trời phức tạp, TSS tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu suất và hiệu quả của từng dự án, sử dụng công nghệ tiên tiến và tiến hành kiểm soát chất lượng chặt chẽ nhằm tuân thủ các quy định về PCCC và các tiêu chuẩn khắt khe khác từ chủ đầu tư.

Dấu hiệu của sự phục hồi

Theo Báo cáo Triển vọng kinh tế mới nhất (6/2023) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế đã bắt đầu cải thiện mặc dù sự phục hồi còn yếu. GDP toàn cầu được kỳ vọng sẽ ở mức vừa phải từ 3,3% năm 2022 xuống còn 2,7% vào năm 2023, sau đó tăng lên 2,9% vào năm 2024. Đồng thời, OECD dự kiến lạm phát sẽ giảm từ 9,4% vào năm 2022 xuống 6,6% vào năm 2023 và 4,3% vào năm 2024.

Figure 1.17. Global growth is projected to slow and be increasingly imbalanced across regions

Những dự báo này cho phép chúng ta có quyền kỳ vọng về một viễn cảnh tươi sáng cho nền kinh tế vào năm sau – 2024. Để chuẩn bị cho sự phục hồi kinh tế và đón đầu làn sóng gia tăng đơn đặt hàng, các nhà sản xuất nên thực hiện kế hoạch đo lường và rà soát lại nguồn lực và công suất của nhà máy. Đồng thời thực hiện những sự chuyển đổi cần thiết trong hoạt động sản xuất để hưởng lợi từ các quy định mới liên quan đến môi trường nhằm kiểm soát giá thành và gia tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Nguồn: OECD Economic Outlook, Volume 2022 Issue 2

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
giangnguyen 28/10/2024

Tona Syntegra Solar (TSS) Tại Triển Lãm GEFE 2024

Read more
giangnguyen 06/09/2024

Green Business Forum

Read more
giangnguyen 24/04/2024

Tiêu thụ điện dự báo tăng kỷ lục

Read more
giangnguyen 06/07/2023

Cơ chế phát triển điện mặt trời – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi góp ý dự thảo

Read more