Năm 2022, lượng phát thải CO2 của thế giới đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Trong báo cáo mới đây của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) vào ngày 2/3/2023 vừa qua, ghi nhận lượng phát thải CO2 đạt 36.8 tỷ tấn, tăng gần 1% so với năm 2021. Lượng phát thải ngày càng tăng từ nhiên liệu hóa thạch đang cản trở nỗ lực hiện thực hóa các mục tiêu khí hậu của thế giới.
Là công ty chuyên cung cấp các giải pháp về năng lượng mặt trời trên mái, Tona Syntegra Solar (TSS) đang nỗ lực cùng các doanh nghiệp xây dựng, thi công các hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái, góp phần giảm lượng phát thải CO2 trong nhiều năm tới.
Từ năm 2011 đến năm 2021, phát thải khí CO2 từ sử dụng năng lượng trên toàn thế giới không ngừng tăng. Năm 2021 so với năm 2011 tăng 6,21%. CO2 thoát ra khi đốt cháy các nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá hoặc khí tự nhiên để cung cấp năng lượng cho ô tô, máy bay, nhà cửa và nhà máy.
Mức tăng phát thải lớn nhất vào năm 2022 đến từ lĩnh vực sản xuất điện và nhiệt, với mức phát thải tăng 1,8%. IEA cho biết các sự kiện thời tiết khắc nghiệt bao gồm hạn hán và sóng nhiệt, cùng với số lượng lớn bất thường các nhà máy điện hạt nhân ngừng hoạt động là một trong những yếu tố góp phần làm tăng lượng khí thải trong năm ngoái.
Khí thải từ khí đốt tự nhiên đã giảm 1.6% vào 2022 do nguồn cung vốn đã eo hẹp lại còn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh Nga – Ukraine. Tuy nhiên, lượng khí thải đến từ than đá là 1.6% đã bù lại cho mức giảm này. Trong khi đó, phát thải từ dầu mỏ ghi nhận mức tăng 2,5% nhưng vẫn thấp hơn so với mức trước đại dịch Covid-19.
Khi lĩnh vực hàng không và du lịch phục hồi sau Đại dịch, lượng khí thải CO2 từ việc đốt dầu tăng 2,5% và khoảng một nửa mức tăng đến từ ngành hàng không.
Sự phát triển của năng lượng tái tạo, xe điện, máy bơm nhiệt,… đã giúp thế giới giảm thải 550 triệu tấn khí CO2 ra môi trường. Nếu không có sự tăng cường phát triển này, mức tăng khí thải có thể là con số cao gấp 3 lần.
Năm ngoái, IEA cho biết, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu do ảnh hưởng của xung đột Nga – Ukraine gây ra đã tạo ra động lực chưa từng có đối với năng lượng tái tạo và dự đoán rằng năng lượng tái tạo sẽ trở thành nguồn phát điện lớn nhất thế giới vào năm 2025.
Theo nghiên cứu của PwC, Việt Nam đã giảm cường độ carbon ở mức 3.4% vào năm 2021. Một quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á cũng có mức giảm ấn tượng đó là Malaysia với mức giảm 4%.
Nhìn chung, Việt Nam có mức phát thải khí CO2 từ việc sử dụng năng lượng sơ cấp còn rất thấp. Tổng phát thải khí CO2 từ sử dụng năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2021 là 272,7 triệu tấn, chỉ chiếm 0,8% của thế giới và mức phát thải CO2 bình quân đầu người chỉ là 2,77 tấn/người, rất thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Tổng phát thải khí CO2 năm 2021 của Việt Nam từ tất cả các nguồn (gồm từ ngành năng lượng, khí thải CO2 từ sự bùng nổ, khí thải mêtan trong tương đương CO2 và phát thải CO2 từ các quá trình công nghiệp) là 339,8 triệu tấn (chiếm 0,9% của thế giới) và bình quân đầu người là 3,447 tấn/người, cao hơn 24,61% so với riêng tổng phát thải khí CO2 từ sử dụng năng lượng.
Trước tình hình mức phát thải CO2 tăng cao, các chuyên gia cũng đưa ra một số giải pháp như: Tăng cường sử dụng tiết kiệm năng lượng theo định hướng đã đề ra, sử dụng năng lượng hiệu quả trên cơ sở tái cơ cấu kinh tế,… và một số giải pháp khác dành riêng cho từng lĩnh vực.
Với con số 60+ MWp, các dự án EPC và O&M của Tona Syntegra Solar đóng góp lượng điện sản xuất được trong một năm vào khoảng 81 triệu kWh và giảm được khoảng 39 nghìn tấn khí CO2 thải ra môi trường mỗi năm. TSS đang hướng đến phát triển nhiều dự án hơn trong năm 2023 và những năm tiếp theo để nâng cao con số này. TSS hợp tác với các khách hàng, chung tay phát triển cùng mục tiêu chung của toàn thế giới, hướng đến “phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”.
Xem thêm: Các dự án của Tona Syntegra Solar.
Nguồn: IEA: Triển vọng năng lượng thế giới 2022
Báo nhân dân – IEA: Phát thải CO2 ngành năng lượng toàn cầu chạm mốc kỷ lục trong năm 2022.