COP 26 đến COP 27 – Nhìn lại kết quả chống biến đổi khí hậu 1 năm qua của thế giới

giangnguyen 22/11/2022

COP 26 đã diễn ra 1 năm trước ở Scotland với lời kêu gọi của thượng nghị sỹ John Kerry rằng đây là hy vọng cuối cùng để các quốc gia cùng hành động để chống lại biến đổi khí hậu. Tại thời điểm đó, các nước hứa hẹn giảm bớt việc sử dụng than đá, bớt phá rừng, tìm cách hỗ trợ về tài chính cho các nước đang phát triển bị tác động nặng nhất bởi lũ lụt hạn hán. Nhưng đến giờ, đã một năm trôi qua và khi COP27 đang diễn ra, có vẻ còn rất nhiều nước dù đã lên tiếng đồng thuận nhưng chưa làm được gì nhiều để thay đổi điều này.

Vấn đề Trái đất nóng lên đã được đề cập rất nhiều trong các hội nghi hay phương tiện truyền thông khi tính trung bình nhiệt độ hiện tại đã cao hơn 4 đến 5 độ so với thời kỳ tiền công nghiệp. Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) thì đến giờ các nước vẫn chưa có 1 hướng đi chắc chắn để Trái đất không bị vượt quá con số 1.5 độ như đã cam kết trước đây. Và theo một số nghiên cứu khoa học được công bố, trong thế kỷ này Trái đất sẽ nóng hơn tới 2.5 độ, điều mà LHQ cho rằng sẽ gây nên những thảm họa nhân đạo. Theo ông David Waskow, giám đốc của sáng kiến khí hậu quốc tế tại Viện Tài nguyên Thế giới thì loài người cần cắt giảm gấp 6 lần việc sử dụng than đá như hiện tại và hạn chế ăn thịt với định mức tương đương khoảng 2 miếng burger mỗi tuần thì mới may ra đạt được mức 1.5 độ. Ông cũng cho rằng thế giới vẫn đang loay hoay trong các đợt khủng hoảng liên hoàn do chiến tranh, tăng giá nhiên liệu và giá thực phẩm. Cộng cùng với đó là các hiện tượng khí hậu cực đoan cũng làm mọi việc tồi tệ hơn.

Dưới đây là 5 kết quả chính được các nước hứa hẹn thực hiện so với thực tế:

1. Mục tiêu giảm lượng khí thải tại COP 26

Tại COP 26, các nước hứa sẽ xem xét lại và chỉnh sửa kế hoạch hoạt động để giảm lượng khí thải. Đến nay mới chỉ có 24/193 nước tham gia chia sẻ các kết quả khả quan. Còn lại hoặc không chia sẻ hoặc kết quả còn tồi tệ hơn nữa.

Để đạt được mục tiêu khiến Trái đất không bị nóng hơn 1,5 độ C thì ước tính lượng khí thải trên thế giới phải được cắt giảm một nửa tới năm 2030. Tuy nhiên theo thực tế, con số này đã tăng lên thêm 10% so với dữ liệu năm 2010.

After COP 26: Policy pledges not on track to reach 2030 targets

2. Hướng tới mục tiêu không có khí thải

Có 88 tổ chức đại diện cho 92 quốc gia và là những nước chiếm tới 78,6% lượng khí thải đã đồng ý với mục tiêu giảm lượng khí thải xuống còn 0. Trong số này có 74 nước chính thức đồng ý, 7 nước còn lại mới chỉ dừng ở mức hứa hẹn sẽ đạt mức vào 2050. Thời điểm mà các nhà khoa học tính rằng cả thế giới phải đạt mức khí thải bằng 0 để tránh gặp phải các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu.

Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã khẳng định:”Mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến hành công nghiệp hoá trong hơn thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhàn kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và công nghệ; trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thoả thuận Paris, để đạt mực phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Đây là cam kết cũng như tham vọng mạnh mẽ của Việt Nam với mục tiêu phát triển bền vững.

Xem thêm: Update on Power Development Planning VIII (PDP8)

Map of nations pursuing emission reduction goals following COP 26

3. Hỗ trợ Quỹ chống Biến đổi Khí hậu

Không phải từ COP26 diễn ra năm ngoái mà kể từ 2020, các nước đã dùng con số 100 tỷ đô là cột mốc để các nước phát triển cần phải hỗ trợ các nước đang phát triển để chống lại và giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu, đặc biệt là giúp hạn chế dùng năng lượng hóa thạch. Đến trước COP27 theo báo cáo của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và tháng 7/2022, hiện các nước phát triển vẫn chưa thực hiện đủ và còn thiếu 17 tỷ đô. Theo báo cáo của Oxfam thì mới có 21 tỷ đô được chuyển, trong đó 70% ở dưới dạng các khoản vay

Chart, bar chart Description automatically generated

4. Mục tiêu giảm nồng độ tập trung của khí mê-tan tại COP 26

Năm 2022, có 103 quốc gia đã hứa sẽ giảm thải mê-tan xuống dưới mức 30% của năm 2020 vào cuối thập kỷ. Trong năm vừa qua, có thêm 19 quốc gia tham gia vào công cuộc giảm thải này. Được biết lượng khí mê-tan được thải ra phần lớn là trong quá trình làm nông nghiệp và khoan thăm dò dầu khí. Tuy vậy năm 2021 vừa qua vừa được xác định là năm có lượng thải khí mê-tan cao kỷ lục từ trước đến giờ.

Chart, line chart Description automatically generated

5. Mục tiêu giảm tốc độ phá rừng tại COP 26

Tại Glasgow năm 2022, 145 nước đã gật đầu việc sẽ cho dừng và đảo ngược quá trình phá rừng vào năm 2030. Tuy nhiên theo ước tính trong năm 2021 đã có khoảng 7 triệu hecta rừng bị phá hủy, mức độ trồng cây gây rừng vẫn chưa thể bắt kịp với tốc độ của việc phá rừng.

The destruction of forests is falling - but not enough to reach the agreed zero target by 2030

Tổng kết

Có thể thấy trong giai đoạn COP 27 đang diễn ra, một số mục tiêu đặt ra tại Hội nghị trước đó đa phần đều chưa được hoàn thành bất chấp các cam kết mạnh mẽ đã được các nước nêu ra. Tuy nhiên nói đi cũng phải nói lại, thế giới đã quá quen với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho sản xuất. Và công cuộc cắt giảm khí thải hay chuyển đổi nguồn năng lượng không phải là câu chuyện có thể thực hiện được trong một sớm một chiều.

Một số quốc gia cũng cho thấy quyết tâm của mình khi chuyển những cam kết bằng văn bản hoặc lời nói thành hành động như Việt Nam hay New Zealand và đạt được những mục tiêu nhất định.

Trong khuôn khổ liên quan đến mục tiêu Phát triển Bền vững, với tư cách là công ty tổng thầu Thiết kế – Cung ứng – Lắp đặt và vận hành Hệ thống Điện Mặt trời mái nhà hàng đầu, Tona Syntegra Solar sẽ tham gia sự kiện Green Economy Forum & Exhibition 2022 diễn ra vào cuối tháng 11/2022 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Quý khách hàng và đối tác có thể ghé thăm gian hàng của chúng tôi để cùng thảo luận và chia sẻ về các giải pháp Năng lượng Mặt trời tại sự kiện lần này bằng cách đăng ký và theo dõi thông tin tại đây.

Nguồn: The Guardian

 

Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Comment
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
giangnguyen 06/09/2024

Green Business Forum

Read more
giangnguyen 24/04/2024

Tiêu thụ điện dự báo tăng kỷ lục

Read more
giangnguyen 07/08/2023

Doanh nghiệp sản xuất và bài toán nguồn điện – Chuyển đổi để hướng đến tương lai

Read more
giangnguyen 06/07/2023

Cơ chế phát triển điện mặt trời – Bộ Kế hoạch và Đầu tư phản hồi góp ý dự thảo

Read more